Khủng hoảng truyền thông hay còn gọi là Media Crisis xảy ra từ những sự kiện đột ngột, không muốn và được lan truyền rộng rãi. Thông thường, sự việc sẽ dần mất kiểm soát và ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng, tài chính của công ty. Cho nên, điều tốt nhất chúng ta có thể làm đó là học từ lỗi lầm những người đi trước. Vậy, hôm nay, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số ví dụ khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam gây sốt báo chí một thời.
Công chúng chắc hẳn không bao giờ quên được sự kiện xảy ra vào 3/2009, tại quán của bà Thu Hà ( ngụ cư Biên Hòa ) có một phát hiện chấn động. Đó là chai nước tăng lực Number One còn nguyên nắp chưa khui nhưng bên trong lại chứa ống hút.
Không dừng lại ở đó, bà còn phát hiện ra 4 chai sữa đậu nành Soya cùng hiệu Number One dù còn hạn sử dụng nhưng lại có cặn ở đáy chai. Sau đó, bà đã báo cho nhân viên chăm sóc khách hàng nhưng không được giải quyết thỏa đáng cho nên bà đã đệ đơn tố cáo để đòi lại quyền lợi cho mình.
Tháng 10/2017, Khải Silk bị bóc trần sự thật “tơ lụa Việt Nam”. Vụ việc bắt nguồn từ một đơn đặt hàng 60 chiếc lụa tơ tằm hiệu Khải Silk từ một đối tác trung thành của công ty. Tuy nhiên, khi họ kiểm tra đơn hàng này thì lại phát hiện một chiếc khăn lại có tới 2 mác: một là “Made in China” và một là “Khải Silk Made in Vietnam”. Trong đó, có tới 59 chiếc dù có mác “Khải Silk Made in Vietnam” nhưng trên viền khăn lại có dấu vết như phần còn sót lại của miếng vải cắt dở. Sự việc đã bùng nổ dư luận và dấy lên sự thất vọng, giận dữ, trở thành một trong những vụ việc tai tiếng nhất lịch sử kinh doanh Việt Nam.
Ông Hoàng Khải đã có bước đi hết sức sai lầm và gây bất lợi cho chính bản thân mình khi đã lên tiếng phủ nhận scandal, cho rằng đây là một vụ đánh tráo nhãn mác và đổ lỗi cho trách nhiệm của nhân viên. Ông nói rằng do nhân viên đã lấy nhầm khăn sản xuất cho đối tác Hongkong. Đương nhiên, sự trốn tránh trách nhiệm này đã thu hút sự chú ý của truyền thông báo chí và kéo những phóng viên vào cuộc. Sau nhiều ngày bị áp lực dư luận, Khải Silk đã chịu xuất hiện và xin lỗi trước công chúng. Cũng vì pha ứng xử đi vào lòng đất này mà hàng loạt cửa hàng tơ lụa trên toàn quốc đồng loạt đóng cửa.
Mì Hảo Hảo là món ngon của mọi nhà, là hương vị quen thuộc của biết bao thế hệ. Nhưng thương hiệu danh tiếng này cũng có lúc dính vào lùm xùm chất cấm tại Ireland. Vào 20/8, cuộc khủng hoảng nổ ra khi trang web của Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland đăng tải thông báo thu hồi một số lô của 3 sản phẩm ăn liền, bao gồm mì Hảo Hảo do có chứa chất cấm Ethylene Oxide, nằm trong nhóm 1B về khả năng gây ung thư gây đột biến và độc tính sinh sản, và ở loại 3 về độc tính cấp tính của Hội đồng châu Âu.
Đây là cuộc khủng hoảng tốn nhiều giấy mực báo chí nhất và gây cơn bão phẫn nộ cực kỳ lớn. Vào năm 2018, Vietjet Air đã chào đón đội tuyển thủ U23 bằng những tiếp viên với trang phục thiếu vải. Điều này đi ngược lại thuần phong mỹ tục của người dân nước ta và là một sự thiếu tôn trọng cực kỳ lớn đối với những anh tài mang về vinh quang cho nước nhà. Nhìn vào hình ảnh hở hang ấy, cư dân mạng càng lắc đầu ngán ngẩm khi các cầu thủ đang ngủ nghỉ sau trận thi đấu giá lạnh, băng tuyết ở nước ngoài thì lại phải chịu sự ồn ào, trống kèn của các tiếp viên nữ này.
Khủng hoảng truyền thông là sự kiện không mong muốn đối với nhiều doanh nghiệp nhưng chúng ta cần phải chấp nhận và đối mặt. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mong rằng với các sai lầm của các doanh nghiệp lớn trong bài, các doanh nghiệp có thể rút ra bài học, kinh nghiệm cho mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam.
>>Xem thêm: Cách hạn chế xảy ra khủng hoảng
Theo thống kê từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, người dân nước ta thường mất…
Doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm nguồn vốn vay để mở rộng hoạt động…
Tài khoản đầu tư đã trở thành một trong những công cụ quan trọng không…
Việc hướng nghiệp cho học sinh THPT là một trong những vấn đề được đặc…
Cho vay nhà phân phối là một hình thức cho vay tiền mà người cho…
Thẻ tín dụng là một trong những phương tiện thanh toán phổ biến và tiện…