MỘT SỐ DANH TỪ THƯỜNG DÙNG TRONG NHÀ MÁY ĐƯỜNG

1. Độ Bx: Độ Bx biểu thị tỉ lệ % trọng lượng các chất hoà tan so với trọng lượng nứơc mía.

Nói cách khác nó cho ta biết nồng độ các chất hoà tan có trong dung dịch nước mía hay dung dịch đường là bao nhiêu phần trăm.

Dụng cụ để đo độ Bx là đường kế Bá linh hoặc Brix kế. Độ Bx đo được của dung dịch

ở nhiệt độ bất kì khác với nhiệt độ tiêu chuẩn của Bx kế gọi là Bx quan sát. Độ Bx cải chính là độ Bx đã điều chỉnh từ độ Bx quan sát về nhiệt độ tiêu chuẩn của Bx kế.

2. Độ đường: Biểu thị thành phần đường sacaroza có trong dung dịch tính theo % trọng

lượng dung dịch.Tức là 100g dung dịch có bao nhiêu gam đường sacaroza.

Trong công nghiệp đường để phù hợp với yêu cầu của sản xuất và kĩ thuật người ta còn

dùng hai khái niệm sau để chỉ độ đường của dung dịch:

– Độ đường theo Pol: Pol là thành phần có trong dung dịch đường xác định trực tiếp

bằng đường kê (Polarimetre). Nó chính là thành phần đường gần đúng của dung dịch

căn cứ vào kết quả đo của phương pháp phân tích nhanh.

– Độ đường theo sac:Là thành phần đường sacaroza có trong dung dịch tính theo % trọng

lượng dung dịch căn cứ vào kết quả đo và phân tích chính xác của phòng thí nghiệm còn gọi là phương pháp chuyển hoá. Nó loại trừ những sai số do ảnh hưởng của những chất không phải đường gây nên trong quá trình xác định.

3. Độ tinh khiết: Độ tinh khiết chỉ mức độ trong sạch của dung dịch nước mía. Nó biểu thị bằng % trọng lượng đường sacaroza so với trọng lượng các chất hoà tan có trong dung dịch

Độ tinh khiết càng cao biểu thị chất lượng dung dịch đường càng tốt . Trong công nghiệp đường người ta thường dùng hai khái niệm độ tinh khiết sau đây:

– Độ tinh khiết AP: Độ tinh khiết đơn giản

10x 0

Bx

AP  Pol

– Độ tinh khiết trọng lực:

x100

Bx

GP  sacc .

4. Đường khử (Reducing sugar RS):Tức là đường không thể kết tinh như glucoza, fructoza…cho biết mức độ chuyển hoá của mật chè. Đường khử càng cao thi nguyên liệu càng xấu, khó kết, kết lâu, hạt nhỏ, vì đường khử cao làm mật dẻo, đối lưu và kết tinh kém. Khi cây mía còn non tỉ lệ RS cao và mía càng già tỉ lệ RS càng giảm. Thường khi mía chín, tỉ lệ RS chỉ còn trên dưới 1%.

5. Chữ đường (CCS): là khái niệm về năng suất công nghiệp chỉ lượng đường thương phẩm có thể lấy ra từ mía ở các nhà máy hay xí nghiệp chế biến đường mía.

6. Chế độ nấu đường:

Là bản qui chế định rõ cách phối liệu các loại nguyên liệu, các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của thành phẩm, bán thành phẩm, cân đối các loại nguyên liệu.

Chế độ nấu đường còn gọi là hệ thống nấu đường: Nó vạch ra phương hướng cụ thể cho từng nồi nấu về các chỉ tiêu sau:

– AP: Độ tinh khiết nguyên liệu, đường non.

– Dung tích cần nấu tính bằng m3.

– Độ Bx của đường non.

– Chỉ tiêu chất lượng thành phẩm:% sac, độ màu.

Lượng nước mía hỗn hợp x Pol nước mía hỗn hợp

7. Hiệu suất ép thực tế = Lượng mía ép x Pol mía

8. Đường thô: Là một loại đường sacaroza được dùng làm nguyên liệu để sản xuất đường tinh luyện. Chất lượng đường thô phụ thuộc vào tình hình nguyên liệu mía, trình độ kỹ thuật của mỗi nước.

9. Đường RE (Refined sugar Extra): Là đường tinh luyện, là đường sacaroza được tinh

chế và kết tinh, là sản phẩm đường cao cấp, được sản xuất trực tiếp từ mía, từ đường thô hoặc từ các nguyên liệu khác. Đường tinh luyện được dùng làm nguyên liệu cho các sản phẩm cao cấp của CN thực phẩm. Ở nước ta có 2 nhà máy đường Biên Hòa và Khánh Hội sản xuất loại đường này. Sau đây là thành phần chính và chỉ tiêu chất lượng theo TCVN 6958:2001:

10 . Đường RS (Refined Sugar, White Sugar): Đường trắng, đường trắng đồn điền hay

đường trắng trực tiếp. Phần lớn các nhà máy đường hiện đại của nước ta sản xuất loại đường này như: Lam Sơn, Việt Trì , Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Dương, Tuy Hoà v.v…

Thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6959: 2001

Share This
COMMENTS
Comments are closed