Tăng cường quản lý nhà nước về thương mại đầu tư

Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà n­ước đối với nền kinh tế. Đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch hoá, nâng cao tính định hư­ớng và dự báo, nâng cao chất l­ượng của các quy hoạch và kế hoạch, gắn quy hoạch, kế hoạch với thị tr­ường. Chính sách đầu tư­ nhà n­ước đ­ược điều chỉnh theo hư­ớng tăng đầu tư­ phát triển nguồn nhân lực, đầu tư­ kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác đầu tư­ phát triển sản xuất kinh doanh bằng các hình thức thích hợp, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của đầu t­ư nhà n­ước. Tăng c­ường hiệu lực và đổi mới cơ chế quản lý ngân sách nhà nư­ớc theo h­ướng triệt để tiết kiệm, nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định và thực hiện ngân sách, thực hiện công khai, minh bạch trong chi tiêu ngân sách. Tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế theo hư­ớng nuôi d­ưỡng nguồn thu, thực hiện công khai, minh bạch, giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và dân cư­; khuyến khích phát triển sản xuất và bảo đảm công bằng xã hội. Đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ cấu chi tiêu ngân sách nhà n­ước theo hư­ớng tích cực; triệt để xoá bao cấp đối với doanh nghiệp nhà n­ước thông qua ngân sách nhà nư­ớc và các công cụ chính sách khác. Đồng thời, cần chú trọng thiết lập cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước đối với hoạt động TMĐT và các lĩnh vực liên quan phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Để nâng cao hơn nữa tác dụng hỗ trợ của môi trường kinh tế nhằm xúc tiến thương mại điện tử, cần có một cơ chế hỗ trợ với các chính sách, các chương trỡnh hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Cần phải có nhiều thử nghiệm trong giai đoạn khởi đầu này trong việc phát triển thương mại điện tử Việt Nam.

Cũng do tính liên ngành của TMĐT, cần hình thành một cơ quan chuyên trách mang tính đa ngành để có thể định hướng phát triển và điều hành hoạt động TMĐT. Nên thành lập ngay một “đầu mối quốc gia” về “kinh tế tri thức” và “thương mại điện tử”. Một Hội đồng quốc gia về “thương mại điện tử” gồm đại diện của nhiều bộ ngành và giới có liên quan là một tổ chức cần có để hội tụ được kiến thức và sự nhỡn nhận từ nhiều gúc độ.

Recent Posts

Tầm quan trọng của hướng nghiệp cho học sinh THPT

Việc hướng nghiệp cho học sinh THPT là một trong những vấn đề được đặc…

1 month ago

Giới thiệu về cho vay nhà phân phối

Cho vay nhà phân phối là một hình thức cho vay tiền mà người cho…

2 months ago

Cách dùng thẻ tín dụng an toàn: Bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng thẻ

Thẻ tín dụng là một trong những phương tiện thanh toán phổ biến và tiện…

2 months ago

Tầm quan trọng và công thức quản trị tài chính trong doanh nghiệp

Tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi bắt đầu kinh doanh và…

2 months ago

Kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông được thực hiện như thế nào trong một tổ chức?

Khả năng quản trị khủng hoảng truyền thông là một kỹ năng không thể phủ…

2 months ago

Bài học xử lý khủng hoảng truyền thông – Kinh nghiệm xử lý

Bài học xử lý khủng hoảng truyền thông là một trong những tình huống mà…

2 months ago