Thách thức của dệt may

Mặc dù, hàng dệt may Việt Nam không còn phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhưng dưới áp lực của các nhà sản xuất dệt Mỹ, Bộ Thương Mại nước này đã đưa ra một rào cản mới, đó là việc xây dựng cơ chế giám sát chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ. Điều này đã gây tâm lý lo ngại không chỉ cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà cả các nhà nhập khẩu và bán lẻ Mỹ.

Cạnh tranh xuất khẩu vào Mỹ gay gắt và quyết liệt. Mỹ là thị trường lớn, do vậy, cả thế giới hướng vào thị trường này. Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trường Mỹ kể từ năm 2002 sau khi BTA có hiệu lực, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của ta đã có hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phân phối tại thị trường này từ rất lâu. Trung Quốc là một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường này đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay như: dệt may, giầy dép, hải sản, thủ công mỹ nghệ v.v.

Việc Trung Quốc gia nhập WTO và sự tăng trưởng nhanh kim ngạch buôn bán giữa Mỹ và Trung Quốc trong mấy năm qua và trong các năm tới cũng đang đặt ra cho Việt Nam thêm những thách thức to lớn trong việc thâm nhập thị trường Mỹ.

Hiện tại, có 24 nước trong khu vực Lòng chảo Caribê được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật Sáng kiến Khu vực Lòng chảo Caribê; 4 nước thuộc khu vực Adean được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật ưu đãi thương mại Adean; gần 40 nước Châu Phi được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật Cơ hội cho Phát triển Châu Phi. Đại đa số các mặt hàng nhập khẩu từ những nước này vào Mỹ được miễn thuế hoặc được hưởng mức thuế thấp hơn mức thuế MFN rất nhiều.

Những nước nói trên cũng là những nước đang phát triển và kém phát triển có cơ cấu hàng xuất khẩu khá tương tự như Việt Nam. Cho đến nay, Mỹ đã ký hiệp định thương mại tự do khu vực NAFTA (Mỹ, Canada và Mêhicô) và hiệp định thương mại tự do song phương với các nước: Israel, Jordan, Singapore, Chi lê, Australia, …. Ngoài ra, Mỹ đang đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương khác, trong đó có hiệp định thương mại tự do toàn Châu Mỹ và với một số nước có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam.

Các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Mỹ đang có chiều hướng gia tăng. Một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có tốc độ tăng trưởng nhanh đã và đang vấp phải sự cản trở của những chính sách bảo hộ này. Hàng dệt may phải chịu hạn ngạch từ 1 tháng 5 năm 2003 với mức thấp hơn nhiều so với năng lực xuất khẩu của ta, mặc dù hiện nay Việt Nam không chịu áp đặt hạn ngạch nhưng vẫn bị Mỹ giám sát chống bán phá giá.

Recent Posts

Vay sản xuất kinh doanh tại ACB: Giải pháp tài chính tối ưu cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm nguồn vốn vay để mở rộng hoạt động…

2 weeks ago

Những điều bạn cần biết về tài khoản đầu tư ngân hàng ACB

Tài khoản đầu tư đã trở thành một trong những công cụ quan trọng không…

2 weeks ago

Tầm quan trọng của hướng nghiệp cho học sinh THPT

Việc hướng nghiệp cho học sinh THPT là một trong những vấn đề được đặc…

2 months ago

Giới thiệu về cho vay nhà phân phối

Cho vay nhà phân phối là một hình thức cho vay tiền mà người cho…

2 months ago

Cách dùng thẻ tín dụng an toàn: Bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng thẻ

Thẻ tín dụng là một trong những phương tiện thanh toán phổ biến và tiện…

3 months ago

Tầm quan trọng và công thức quản trị tài chính trong doanh nghiệp

Tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi bắt đầu kinh doanh và…

3 months ago