Tìm Hiểu Chứng Quyền Là Gì Và Cách Để Bắt Đầu

Cùng bắt tay vào tìm hiểu về chứng quyền có đảm bảo và chứng quyền là gì nhé! Nắm bắt được những khái niệm cơ bản sẽ phần nào giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định sáng suốt hơn. Công ty chứng khoán HSC Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin bổ ích nhất mà bạn đang nóng lòng muốn biết.

Chứng quyền là gì? Hãy đọc ngay nhé!

Khái quát về định nghĩa và cơ chế hoạt động

1. Định nghĩa, khái niệm:

Chứng quyền (Stock Warrant) là những cổ phiếu, chứng khoán được phát hành bởi các doanh nghiệp, cung cấp cho người mua quyền mua cổ phiếu với một mức giá xác định trước. Mức giá này sẽ không thay đổi theo thời gian hoặc sự biến động của thị trường.

Chứng quyền có đảm bảo (Covered warrant) lại là một loại chứng khoán được phát hành riêng biệt bởi các tổ chức tài chính, cho phép bên mua có được cổ phiếu hoặc cổ phần của một doanh nghiệp nào đó với một mức giá niêm yết định sẵn ở tương lai. Bởi vì tổ chức tài chính không có quyền phát hành thêm bất cứ cổ phiếu nào của doanh nghiệp chính thức để cung cấp cho nhà đầu tư tại ngày đáo hạn nên họ phải xây kho chứng quyền và sở hữu một lượng đủ chứng quyền của doanh nghiệp đó để đảm bảo quyền phát hành.

2. Đặc điểm

Chứng quyền có bảo đảm có tính đòn bẩy cao, không có yêu cầu ký quỹ và không có áp lực Call Margin.

Có thể giới hạn được mức lỗ: Trước khi chính thức đặt mua chứng quyền, nhà đầu tư có thể ước tính được khoản lỗ tối đa.

Chứng quyền có đảm bảo

Chứng quyền có đảm bảo

Tính thanh khoản được bảo đảm bởi người tổ chức: Tổ chức phát hành chứng khoán bắt buộc phải tạo thanh khoản theo quy định pháp luật.

Số vốn ban đầu bỏ ra thấp và chi phí giao dịch cũng không quá lớn.

3. So sánh với chứng khoán cơ sở:

Chứng quyền đảm bảo hoạt động như một loại chứng khoán cơ sở thông thường và được niêm yết với các mã giao dịch riêng trên sàn chứng khoán. Nhưng loại giao dịch chứng quyền này sẽ không giúp bạn hưởng lợi các quyền của cổ đông như quyền bỏ phiếu, quyền nhận cổ tức hay tham dự Đại hội cổ đông vì bạn chưa chính thức sở hữu cổ phiếu doanh nghiệp.

Thêm vào đó, chứng quyền luôn được liên kết với một tài sản cơ sở nhất định để xác định lời hay lỗ. 

Chứng quyền có thời gian đáo hạn. Bạn có thể xác định được mình lời, hòa vốn hoặc lỗ nhờ vào khoảng chênh lệch bằng tiền mặt giữa giá thực hiện (không đổi, được quy định rõ lúc bạn đặt lệnh mua) so với giá thanh toán của CW vào hôm đáo hạn (mức giá trung bình của 5 phiên giao dịch trước ngày đáo hạn chính thức).

Nếu đang sở hữu CW và có lãi, bạn có thể chốt lời qua 2 cách:

  • Bán trực tiếp trên sàn
  • Để tới ngày đáo hạn

 Cách xem các trạng thái khi đầu tư chứng quyền là gì?

  Cách xem các trạng thái khi đầu tư chứng quyền là gì?

4. Rủi ro khi giao dịch chứng quyền

Có tính đòn bẩy cao: Một khi chứng khoán cơ sở có biến động mạnh thì chứng quyền liên kết cũng sẽ bị ảnh hưởng kéo theo. Do có tính đòn bẩy cao nên khi bạn bỏ ra nhiều thì hoặc là sẽ lời nhiều hơn số đó gấp vài lần nhưng cũng có thể mất đi một khoản lớn. Mặc dù vậy thì mức lỗ cao nhất của CW cũng chỉ dừng lại ở mức giá đã mua chứng quyền.

Nguy cơ mất trắng: Khi chứng quyền mua ở trạng thái hòa vốn hoặc lỗ, các NĐT có nguy cơ mất toàn bộ số tiền đã bỏ ra mua chứng quyền và cũng không nhận được khoản tiền nào.

Không đảm bảo 100% luôn được thanh toán: Khi đến thời điểm đáo hạn CW, công ty chứng khoán chịu trách nhiệm phát hành ra CW đó phải thanh toán phần chênh lệch (nếu có). Trong nhiều trường hợp đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ không có tính đảm bảo hoặc mất khả năng thanh toán, các nhà đầu tư sẽ ‘’trắng tay’’ một cách bất lực.

Có độ trễ nhất định khi phản ánh những biến động của các loại tài khoản cơ sở: Độ trễ ở đây chính là thời gian để phản ánh những biến động của chứng khoán cơ sở tác động lên giá giao dịch quyền chọn. Thời gian đáo hạn của chứng quyền có đảm bảo càng ngắn thì độ trễ này sẽ càng nhỏ.

Cách mua/bán chứng quyền có đảm bảo

Nếu bạn có thể dự đoán trước cổ phiếu sẽ tăng vậy khi thực hiện mua chứng quyền bạn sẽ không cần phải bỏ ra một lượng tiền để sở hữu nó mà chứng quyền sẽ cho phép bạn hưởng lợi từ phần chênh lệch từ cổ phiếu ấy.

Có hai loại chứng quyền: Chứng quyền mua và chứng quyền bán (Call Warrant and Put Warrant)

Các loại chứng quyền là gì?

Các loại chứng quyền là gì?

Trạng thái của chứng quyền mua được xác định tại thời điểm đáo hạn và được xác định sau đây:

Trạng  thái

  CW bán

  CW mua

      Quyền lợi của NĐT 

Lãi

Giá CKCS

 

 

 

 

Giá CKCS > Giá thực hiện

NĐT sẽ được hưởng phần chênh lệch giữa giá CKCS và giá thực hiện tại thời điểm thực hiện

Lỗ

Giá CKCS > Giá thực hiện

Giá CKCS < Giá thực hiện

NĐT sẽ không nhận được phần chênh lệch

Huề vốn

Giá CKCS = Giá thực hiện

Giá CKCS = Giá thực hiện

NĐT sẽ không nhận được phần chênh lệch

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền là gì?

Xem thêm về cách tạo tài khoản chứng khoán tại một trong số những công ty Chứng khoán tốt nhất tại Việt Nam.

Kết luận

Mặc dù không phổ biến như các danh mục đầu tư khác như các loại cổ phiếu, trái phiếu hay chứng khoán phái sinh, chứng quyền đảm bảo cũng đang được hi vọng sẽ phát triển hơn trong tương lai gần. Vì vậy, bạn cũng nên mau chóng nắm bắt được quy luật và chinh phục nó bắt đầu từ bây giờ nhé!

 

Share This
COMMENTS
Comments are closed