Tình hình xuất khẩu cà phê Thế giới

Thời vụ thu hoạch cà phê ở phía Bắc bán cầu là từ tháng 10 đến hết tháng 12, vì vậy niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau. Ở phía Nam bán cầu thời vụ thu hoạch cà phê từ tháng 4 đến hết tháng 7, niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 4 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở phía Bắc bán cầu, trong khi các đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế của cà phê Việt Nam. Nhất là trong niên vụ 2007-2008, các nước phía Nam bán cầu bị mất mùa cà phê trong đó Brazil giảm tới 23%, Indonesia giảm 19%… Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng tại các nước sản xuất cà phê cũng đang tăng cao khiến một số nước như Indonesia dự kiến phải nhập khẩu khoảng 60.000 tấn cà phê trong quý 1/2008. Sản lượng thiếu cũng dẫn đến nhiều quỹ đầu tư và các nhà rang xay sẽ tăng mua để dự trữ. Đây là một ưu thế đầu tiên của Việt nam do khách quan thị trường thế giới đem lại.

Nói tới thị trường xuất khẩu cà phê, chúng ta không thể không nhắc tới Brazil- đối thủ cạnh tranh trực tiếp với vị trí đầu bảng về xuất khẩu cà phê trên thế giới .Nguy cơ hạn hán trong giai đoạn ra hoa của các đồn điền cà phê Braxin đang trở thành mối lo chính suốt hai tháng qua, và đặc biệt tác động mạnh lên thị trường cà phê thế giới trong hai tuần cuối tháng 9. Tình trạng khô hạn từ tháng 7 đến tháng 9 là hiện tượng rất bình thường ở Braxin, thậm chí còn có lợi cho việc ra hoa và chín đồng đều của quả, những yếu tố cần thiết để tạo nên chất lượng tốt cho hạt cà phê. Mưa lớn vào tháng 7 làm tăng độ ẩm của đất, thêm vào đó vụ mùa năm 2008/09, được dự báo là sẽ đạt mức cao kỷ lục, có thể vượt qua mức 48 triệu bao đã từng thu được trong vụ mùa năm 2002/03. Nhưng người trồng cà phê ở một số nơi lại nhìn nhận tình hình hiện nay một cách ảm đạm, họ cho rằng vụ mùa tới đã bị thiệt hại và tình thế này sẽ chẳng thể cải thiện được ngay cả khi trời sẽ mưa.

Thời tiết đang là yếu tố chi phối thị trường cà phê kỳ hạn tại Luân Đôn và Niu Yóoc. So với tháng 8, giá cà phê tháng 9 tăng rất mạnh. Trong phiên giao dịch ngày 20/9 giá cà phê arabica đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hai năm rưỡi (1,3315 USD/lb). Nguyên nhân chính là do hoạt động mua vào của các quỹ và của giới đầu cơ tăng mạnh trước triển vọng nguồn cung cà phê khan hiếm ngày càng rõ nét. Giới kinh doanh cho biết thời tiết khô hạn kéo dài ở Braxin, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và động đất mạnh 6,8 độ ricte tại Colombia, nước sản xuất lớn thứ ba thế giới là nguyên nhân chính đẩy giá cà phê tăng cao. Vành đai cà phê của Braxin đã trải qua những ngày cực kỳ khô hạn trong suốt tháng 8 và đến cuối tháng 9 vẫn chưa có mưa. Thêm vào đó, nguồn cung robusta có dấu hiệu khan hiếm trong ngắn hạn, đặc biệt với hợp đồng tháng 11 vì Việt Nam nước sản xuất robusa lớn nhất thường bắt đầu thu hoạch cà phê vào tháng 10 nhưng năm nay phần lớn sản lượng sẽ không được thu hoạch đúng hạn để giao hàng vào tháng 11 như mọi năm.

Các chuyên gia cho biết từ nay cho đến giữa năm 2008, cung cà phê thế giới sẽ eo hẹp do sản lượng cà phê của Braxin giảm mạnh, giảm gần 10 triệu bao so với vụ trước. Xuất khẩu cà phê trong tháng 8 của Braxin đã giảm 23% so với tháng 8 năm ngoái. Trong tháng 9, Braxin xuất khẩu được 1,93 triệu bao cà phê nhân, giảm 16,9% so với mức 2,32 triệu bao của tháng 9 năm 2006. Khối lượng hàng giao trong tháng 9 gồm 1,71 triệu bao cà phê Arabica, giảm 19,4% so với 2,13 triệu bao năm ngoái; và 213.195 bao cà phê robusta, tăng 10,6% so với 192.680 bao năm trước. Xuất khẩu cà phê hòa tan đạt 281.140 bao, tăng 46,6% so với 191.754 bao của tháng 9 năm 2006. Tính chung, tổng khối lượng xuất khẩu giảm 12,1% xuống mức 2,21 triệu bao nhưng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 9 tăng 2% lên 304,58 triệu đô la Mỹ.

Bảng3:Xuất khẩu cà phê tháng 9/2007 của Braxin (60-kg/bao)

Robustar

Arabica

Cà phê nhân

Cà phê hoà tan

Tổng khối lượng

Tổng kim ngạch ( Triệu USD)

Tháng 9/07

213.195

1712891

1.926.086

281.140

2.207.226

304,577

Tháng 9/06

192.680

2.126.034

2.318.714

191.754

2.510.468

298,617

Mức thay đổi

20.515

-413.143

-392.628

89.386

-303.242

59,60

% thay đổi

10.6

-19,4

-16,9

46,6

-12,1

2,0

Nguồn: Trích báo cáo tài chính ngành hàng năm 2007

Uganda hiên nay là nước trồng cà phê lớn thứ hai của Châu lục sau Ethiopia, nước chủ yếu sản xuất cà phê Arabica. Xuất khẩu của Uganda năm nay tăng 32% lên 2,63 triệu bao loại 60kg/bao nhờ thời tiết thuận lợi và giá cà phê đang tăng cao. Chất lượng cà phê đươc cải thiện đáng kể nhờ thời tiết tốt, giá lại cao nên đã khuyến khích người trồng cà phê chăm sóc đồn điền và trồng mới cây cà phê . Uganda đang trở thành nước sản xuất chính sản phẩm cà phê robusta chất lượng cao sau khi Bờ Biển Ngà, quốc gia dẫn đầu trước kia đã cắt giảm sản xuất xuống còn một nửaTrong tháng 8/2007, nước này đã xuất khẩu được 230.849 bao, trị giá 23,9 triệu đô la Mỹ, tăng so với 175.526 bao, với kim ngạch xuất khẩu đạt 14,4 triệu đô la Mỹ của cùng kỳ năm trước.Trong năm 2006/07, xuất khẩu cà phê của Ethiopia đạt 1,2 tỉ đô la Mỹ. Girma cho biết tăng trưởng xuất khẩu nông sản hàng năm Ethiopia đạt 25% trong suốt 4 năm qua. Trong khi khối lượng nhập khẩu tăng 15-17% một năm, trong cùng giai đoạn. Đức là nước nhập khẩu lớn nhất cà phê của Ethiopia, chiếm 13% tổng khối lượng xuất khẩu năm trước của nước này. Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan cũng đang tăng cường mua các sản phẩm của Ethiopia.

Các đồn điền trồng cà phê của El Salvador bị thu hẹp 4,3% trong 5 năm qua chủ yếu do nông dân bỏ đất đai khi thấy cà phê liên tục rớt giá trong giai đoạn 2001-2003. Nhưng nay sản xuất cà phê của nước này đang hồi phục trở lại. Đất trồng cà phê, một trong yếu tố kinh tế quan trọng của nền kinh tế El Salvador giảm xuống 379.890 acres (tức là 153.700 hecta) trong năm 2006. Vào những năm 2001-2003, khủng hoảng thừa cung cà phê thế giới đã đẩy giá cà phê xuống các mức thấp nhất trong vòng 30 năm. Nhiều khi giá bán ra trên thị trường không bù đắp nổi chi phí sản xuất dẫn đến nhiều nông dân bị thua lỗ. Thêm vào đó sự xuất hiện của bão nhiệt đới, lũ lụt, núi lửa cũng là nguyên nhân khiến nông dân bỏ đất trong những năm tiếp theo 2002-2006. Nay giá cà phê thế giới phục hồi đang thúc đẩy El Salvador tăng cường sản xuất trở lại vì nông dân đã có tiền để đầu tư, chăm sóc các đồn điền cà phê của họ. Theo dự báo của Quỹ cà phê tư nhân El Salvador (Procafe), niên vụ 2007/08, sản xuất cà phê của nước này sẽ tăng gần 14% so với vụ trước, và sản lượng có thể tăng 20%, tức là ở mức 1,51 triệu bao, loại 60kg/bao. Trong khi vụ trước con số này là 1,33 triệu bao.

Điểm qua một số nước xuất khẩu cà phê lớn ta có thể thấy tình trạng biến động chung của cà phê trên toàn thế giới cả về diện tích gieo trồng,lẫn giá cả.Hoà chung vào dòng chảy đó nước ta không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định trong xuất khẩu cà phê hiên tại và tương lai.Có thể nói đây là điều tất yếu ,vấn đề chỉ là chúng ta sẽ vượt qua thời điểm này như thế nào mà thôi.

Recent Posts

Cách tính lãi vay mua ô tô cơ bản cho người mới bắt đầu

Theo thống kê từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, người dân nước ta thường mất…

4 months ago

Vay sản xuất kinh doanh tại ACB: Giải pháp tài chính tối ưu cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm nguồn vốn vay để mở rộng hoạt động…

8 months ago

Những điều bạn cần biết về tài khoản đầu tư ngân hàng ACB

Tài khoản đầu tư đã trở thành một trong những công cụ quan trọng không…

8 months ago

Tầm quan trọng của hướng nghiệp cho học sinh THPT

Việc hướng nghiệp cho học sinh THPT là một trong những vấn đề được đặc…

9 months ago

Giới thiệu về cho vay nhà phân phối

Cho vay nhà phân phối là một hình thức cho vay tiền mà người cho…

10 months ago

Cách dùng thẻ tín dụng an toàn: Bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng thẻ

Thẻ tín dụng là một trong những phương tiện thanh toán phổ biến và tiện…

10 months ago