Có nên vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng?

Vốn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, các ngân hàng ngày nay không ngừng phát triển chương trình vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều mức ưu đãi hấp dẫn, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục những khó khăn về vốn. Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn trước câu hỏi liệu có nên vay vốn kinh doanh hay không?. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tự mình đưa ra câu trả lời xác đáng cho chính mình.

1. Có nên vay vốn ngân hàng để kinh doanh?

Các gói sản phẩm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất thấp là một trong những gói tín dụng được khách hàng quan tâm và được chính các ngân hàng đầu tư khá nhiều. Sự phổ biến của sản phẩm này đã giúp một số công ty, tổ chức mới thành lập và những nhà kinh doanh bán lẻ có thể huy động nguồn vốn nhanh chóng, dễ dàng so với việc tìm kiếm các nhà đầu tư mới góp vốn. 

Hiện nay, vay kinh doanh quy mô nhỏ thường được các ngân hàng áp dụng phượng thức tính lãi theo dư nợ giảm dần so với việc tính lại cố định dựa trên số dư nợ gốc. Tính lãi theo hình thức dự nợ giảm dần giúp tổ chức giảm được áp lực nợ nần cũng như gánh nặng trả nợ định kỳ. Chính điều này đã giúp một số doanh nghiệp giải được bài toán “có nên vay vốn ngân hàng kinh doanh hay không?”. 

Bên cạnh đó, với hình thức tính lãi suất này, khi thị trường tài chính biến động, các công ty, doanh nghiệp có thể được hưỡng mức lãi suất vô cùng hấp dẫn, thuận lợi cho việc sử dụng vốn kinh doanh, cắt giảm chi phí lãi vay đến mức tối đa, giúp hạ chi phí tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mặt khác, việc vay vốn kinh doanh tại ngân hàng còn được lợi thế về thời gian vay, thường kéo dài từ 36 tháng đến 60 tháng so với vay cá nhân. Thời gian dài, giúp doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư chi tiết và có sự tính toán chặt chẽ hơn trong việc sử dụng vốn vay để sinh lợi nhuận, tạo ra nguồn tiền và đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng. 

2. Những hình thức vay vốn ngân hàng để kinh doanh

Có 2 hình thức chính khi vay vốn ngân hàng kinh doanh là:

  • Vay tín chấp:

Không yêu cầu tài sản đảm bảo, nhưng doanh nghiệp phải có các chứng từ sao kê chứng minh được khả năng tài chính của doanh nghiệp đó hặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Từ đó, ngân hàng sẽ căn cứ xét duyệt để đưa ra mức vay phù hợp. Hình thức vay tín chấp thích hợp với những doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp mới thành lập.

  • Vay thế chấp

Cho vay kinh doanh thế chấp là hình thức cho vay yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản cầm cố. Đó có thể là nhà cửa, đất đai, ô tô,… Vay vốn kinh doanh thế chấp thường có mặt bằng lãi suất thấp hơn vay tín chấp, vì thế khá phù hợp cho mục đích kinh doanh cần nguồn vốn lớn, dài hạn và yêu cầu cung cấp một kế hoạch sử dụng vốn chi tiết trong hồ sơ vay. Nếu bạn cần gói vay vốn kinh doanh lãi suất thấp thì vay thế chấp luôn là lựa chọn tối ưu.

3. Các gói sản phẩm vay kinh doanh hiện nay

Những gói sản phẩm cho vay doanh nghiệp tại các ngân hàng thường giống nhau về mặt hình thức, nhưng khác ở tên gọi cũng như có nhiều ngân hàng dựa trên nhu cầu doanh nghiệp mà có một số sản phẩm đặc trưng riêng. Dưới đây là ví dụ điển hình của các gói cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Vietbank, các bạn có thể tham khảo:

  • Tài trợ nhà thầu xây lắp
  • Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng
  • Tài trợ nhập khẩu
  • Tài trợ vốn lưu động ngắn hạn dành cho doanh nghiệp
  • Cung cấp giải pháp trọn gói theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp
  • Tài trợ vốn dành cho doanh nghiệp mới thành lập
  • Tài trợ hợp đồng đầu ra trong nước
  • Tài trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành Nhựa
  • Cho vay đại lý xe ô tô
  • Cho vay đầu tư TSCĐ/ Đầu tư dự án
  • Cho vay mua xe ô tô
  • Cho vay thấu chi tài khoản thanh toán
  • Cho vay bổ sung vốn lưu động
  • Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động

Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ vietbank

Trong vài năm trở lại đây, sự đa dạng về sản phẩm cho vay kinh doanh tại các ngân hàng vẫn không ngừng phát triển và cạnh tranh trên thị trường tài chính. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – Vietbank là cái tên được chú ý khá nhiều bởi đây là ngân hàng khá đa dạng về sản phẩm và có mức lãi suất hấp dẫn đối với doanh nghiệp, trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy. Ngoài các dịch vụ cho vay, Vietbank còn xây dựng gói sản phẩm tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi cá nhân và những dịch vụ tiện lợi khác nhằm mang đến chất lượng tốt nhất cho khách hàng, giúp khách hàng cảm nhận được sự tiện lợi dễ dàng khi sử dụng sản phẩm tại Vietbank

4. Điều kiện và thủ tục vay kinh doanh

Dưới đây là những điều kiện cơ bản mà các doanh nghiệp cần chuẩn bị khi đến ngân hàng, tuy nhiên tùy theo quy định của từng ngân hàng và trong quá trình trao đổi giữa đôi bên mà có thể sẽ thêm vào một số giấy tờ khác những cơ bản vẫn cần các điều kiện như:

  • Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện pháp luật là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
  • Không có nợ xấu trong vòng ít nhất 2 năm trở lại đây đối với các cá nhân đang khởi nghiệp hoặc đối với doanh nghiệp đã hoạt động trên thị trường được một thời gian nhất định.
  • Chứng minh được khả năng tài chính của cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh thông qua tài sản đảm bảo có giá trị cao, sao kê thu nhập doanh nghiệp, báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 2 năm trở lại để đảm bảo dòng tiền biến động theo chiều hướng tốt.
  • Bảng kế hoạch sử dụng vốn chi tiết, rõ ràng, thể hiện được khả năng thu lợi nhuận từ việc sử dụng vốn. Đây là cơ sở để ngân hàng xét duyệt hồ sơ của doanh nghiệp đó. Đồng thời, quyết định về số vốn mà ngân hàng có thể cấp cho doanh nghiệp
  • Đơn đề nghị vay theo mẫu của ngân hàng.
  • Chứng minh thư/ Hộ chiếu/ Thẻ căn cước của chủ doanh nghiệp.
  • Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Những điều cần lưu ý khi vay vốn doanh nghiệp

Tìm hiểu về tỷ lệ lãi suất, cách tính lãi suất và phương thức thanh toán lãi chi tiết của gói vay mà doanh nghiệp muốn sử dụng. Gói sản phẩm được đánh giá tốt nên có nhiều ưu đãi, tỷ lệ lãi suất thấp, ổn định trong thời gian dài, biên độ thả nổi ít biến động. 

Lưu ý đến các điều khoản được ghi trong hợp đồng, nhất là phí thẩm định khoản vay, phí chứng thực, phí giao dịch đảm bảo, phí trả chậm, phí trả trước,… Vì các khoản phí này thường phát sinh trong một số trường hợp mà khách hàng ít chú ý đến. Đặc biệt, nếu lãi suất tín trên số dư nợ nên hạn mức vay càng cao, đồng nghĩa những khoản phí này không hề nhỏ. Do đó, doanh nghiệp nên quan tâm đến những điều này nếu không muốn phải chi một khoản tiền ngoài dự kiến.

Những thông tin trên, chắc hẳn đã cho bạn một tầm nhìn khái quát về các gói vay doanh nghiệp tại các ngân hàng. Hy vọng các bạn sẽ lựa chọn được cho mình một giải pháp tài chính thông minh và một ngân hàng đồng hành đáng tin cậy.

Share This
COMMENTS
Comments are closed