Luận bàn về quản trị truyền thông trong Doanh nghiệp

Quản trị truyền thông là chuỗi hoạt động được lập ra với mục đích giúp Doanh nghiệp lan tỏa thông điệp cũng như củng cố vị thế của mình trong thị trường kinh doanh. Đây là hình thức được dùng để đánh giá Doanh nghiệp có thành công trong việc tạo dấu ấn với khách hàng mục tiêu hay không. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về 3 hình thức quản trị điển hình và cách để trở thành một nhà quản trị xuất sắc.

3 hình thức quản trị truyền thông phổ biến trong Doanh nghiệp

Truyền thông nội bộ

Là hoạt động truyền bá sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp đến với cán bộ nhân viên. Truyền thông nội bộ giúp nhân viên hiểu rõ chiến lược phát triển cũng như thắt chặt mối quan hệ với công ty chủ quản. 

Truyền thông từ hoạt động công tác xã hội

Là hình thức quảng bá thương hiệu nhờ vào việc tích cực tham gia hoạt động xã hội. Một ví dụ điển hình cho hình thức này đó chính là công ty sữa Vinamilk phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em nghèo Việt Nam để triển khai “Quỹ một triệu ly sữa vì trẻ em nghèo Việt Nam”. Cụ thể, Vinamilk sẽ cùng với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam gửi tặng 1 triệu hộp sữa miễn phí đến với 50.000 trẻ em sinh sống tại 14 tỉnh thành trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2008.Tại thời điểm đó, Vinamilk đã gây ấn tượng thành công không chỉ với khách hàng nói riêng mà còn cả công chúng nói chung nhờ vào dự án này.

Truyền thông báo chí

Bên cạnh vai trò phổ biến là đăng tải tin tức hằng ngày, báo chí còn được biết đến như là công cụ hỗ trợ “đánh bóng” thương hiệu. Bằng việc dựa vào báo chí để thực hiện chiến dịch quảng bá, Doanh nghiệp sẽ dễ dàng tạo dựng hình ảnh tốt đẹp và nâng cao uy tín trong mắt khách hàng. Lý do dễ hiểu là vì báo chí là bên đại diện thứ ba. Khả năng công chúng tin tưởng thông tin do bên thứ ba cung cấp là rất cao. So với việc công ty tự mình làm hết mọi thứ và từ chối tiếp nhận hỗ trợ về mặt truyền thông thì độ tin cậy gần như rất ít hoặc thậm chí là bằng không.

Do đó, một lưu ý dành cho Doanh nghiệp đó chính là cần phải duy trì mối quan hệ với báo chí mọi lúc, mọi nơi. Nếu chẳng may Doanh nghiệp phải đối diện với “cơn bão” khủng hoảng truyền thông, ta có thể ngay lập tức liên hệ với phía báo chí để hỗ trợ đưa ra thông cáo kịp thời. Lúc này, ta sẽ dễ dàng kiểm soát được tình hình và nhanh chóng dập tắt tin đồn thất thiệt khiến dư luận hoang mang, lo lắng.

Quản trị mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng

Một nhà quản trị giỏi đòi hỏi phải đáp được những yêu cầu nào?

Luôn luôn cập nhật kiến thức chuyên ngành

Truyền thông là một lĩnh vực liên tục cập nhật xu hướng mới mỗi ngày. Các nhà quản trị không thể ứng dụng kiến thức cũ để thực thi các chiến dịch truyền thông hiện nay. Vì thế, khi triển khai kế hoạch truyền thông, họ buộc phải chủ động cập nhật những xu hướng truyền thông mới nhất nếu muốn đạt được kết quả mỹ mãn.

Liên tục chủ động cập nhật và trau dồi kiến thức chuyên môn

Kỹ năng tiếng Anh tốt

Trong thời đại toàn cầu hóa, việc có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh sẽ mở ra rất nhiều cơ hội hợp cho nhân sự truyền thông. Tiếng Anh không chỉ mang đến cho nhân sự cơ hội hợp tác với Doanh nghiệp nước ngoài mà còn mở rộng nguồn tài liệu hỗ trợ nhân sự nâng cao kiến thức chuyên ngành. Vì thế, nếu muốn trở thành nhà quản trị xuất sắc thì việc trau dồi kỹ năng tiếng Anh là cực kì cần thiết.

Kỹ năng tiếng Anh tốt là một điểm cộng cực kỳ lớn

Rèn luyện kỹ năng mềm

Đặc thù của công việc truyền thông chính là phải mở rộng mối quan hệ với đối tác. Vì thế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán là hai kỹ năng bắt buộc cần phải có. Truyền thông không chỉ dừng lại ở câu chuyện kết nối nội bộ mà còn là hành trình xây dựng mạng lưới đối tác với mục đích thúc đẩy sự phát triển của Doanh nghiệp.

Mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác trong kinh doanh

Tạm kết 

Cuối cùng, mục đích của Doanh nghiệp khi làm thương hiệu đơn giản chỉ là khiến cho công chúng thương nhãn hiệu của mình. Với bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ cái nhìn tổng quát về hình thức cũng như những tố chất cần có để trở thành nhà quản trị truyền thông chuyên nghiệp.

>>Xem thêm: Quản trị truyền thông đa kênh trong doanh nghiệp

Share This
COMMENTS
Comments are closed