Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Bên cạnh trái phiếu thì trái phiếu doanh nghiệp cũng đang còn là một kênh đầu tư khá mới mẻ đối với các nhà đầu tư. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, điểm hấp dẫn nhất mà nó lại mang lại chính là phần lãi suất khá hấp dẫn. Vậy trái phiếu doanh nghiệp là gì? Nó có những đặc điểm nào đáng chú ý và cần lưu ý điều gì khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp? Hãy cùng bài viết khám phá nhé. 

1. Trái phiếu và trái phiếu doanh nghiệp

1.1. Trái phiếu là gì?

Theo Khoản 1 Điều 4 của Luật Chứng khoán 2019 thì: “Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

  • Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
  • Chứng quyền, chứng chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký
  • Chứng khoán phái sinh
  • Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định”

Như vậy, trái phiếu là một loại chứng khoán, cũng được tính như một đối tượng, một loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Hiểu một cách đơn giản, trái phiếu chính là giấy ghi nợ, nó chứng nhận cho quy định về nghĩa vụ của công ty phát hành phải trả cho người nắm giữ nó một khoản tiền nhất định

Trái phiếu cũng là một loại chứng khoán

1.2. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Vậy còn trái phiếu doanh nghiệp là gì? Trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của khoản 1 Điều 4 thuộc Nghị định 163/2018/NĐ-CP, thì đây là một loại chứng khoán có ký hạn từ một năm trở lên và được phát hành bởi các doanh nghiệp. Đồng thời, công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và được chứng nhận theo pháp luật Việt Nam. 

Trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp

2. Những đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Đối tượng phát hành

Như đã nói ở trên, trái phiếu doanh nghiệp chỉ có thể được phát hành bởi các công ty, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trên pháp luật Việt Nam. Cụ thể, các công công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có quyền được phát hành loại chứng khoán này.

Các công ty sẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Các công ty sẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Đối tượng mua trái phiếu doanh nghiệp

Các tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài đều được phép tham gia để mua trái phiếu. 

Các loại trái phiếu doanh nghiệp

Có 4 loại trái phiếu doanh nghiệp:

  • Trái phiếu doanh nghiệp xanh (nằm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường)
  • Trái phiếu chuyển đổi (do công ty cổ phần phát hành)
  • Trái phiếu có bảo đảm (được bảo đảm thanh toán)
  • Trái phiếu kèm chứng quyền (do công ty cổ phần phát hành kèm chứng quyền)

3. Cần lưu ý những gì?

Tình hình tài chính của công ty phát hành

Cần phải xem xét thật kỹ các tiêu chí như: số đợt phát hành; khối lượng đã phát hành; khoản dư nợ tại thời điểm dự kiến phát hành; việc thanh toán gốc, lãi trái phiếu đã phát hành; hệ số trả nợ của công ty đó. 

Cần xem xét tình hình tài chính

Cần xem xét tình hình tài chính

Mục đích phát hành

Tùy vào mục đích phát hành (mục đích vay) mà các công ty huy động vốn nhiều hay ít. Nó có thể là mục đích kinh doanh hoặc nhằm cho mục đích khác, các bạn cần suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định đầu tư. 

Tài sản đảm bảo của trái phiếu 

Mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp sẽ có một tài sản đảm bảo trái phiếu khác nhau. Nếu như tài sản này không được đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo, thì các bạn hãy hết sức cẩn trọng. Vì cùng một tài sản, nó có thể được dùng để bảo đảm cho nhiều nơi, nhiều nghĩa vụ nợ bất hợp pháp. Khi đó, việc xử lý tài sản có thể rất lâu hoặc không bao giờ được thực hiện, đồng nghĩa với việc có thể không hoàn trả được trái phiếu. 

Tài sản đảm bảo rất quan trọng

Tài sản đảm bảo rất quan trọng 

-> Xem thêm: Đăng ký tài khoản mua trái phiếu doanh nghiệp 

Bài viết đã vừa giới thiệu đến các bạn những thông tin về trái phiếu doanh nghiệp là gì, những đặc điểm và những điều cần lưu ý khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Mong rằng, với những thông tin mà bài viết cung cấp, các bạn sẽ có thể tránh được những rủi ro không cần thiết. Chúc các bạn thành công!

Share This
COMMENTS
Comments are closed