Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi tiêu gia đình

Quản lý chi tiêu gia đình là một trong những nhiệm vụ cần thiết nhằm đảm bảo và duy trì cuộc sống ổn định, đem lại sự an toàn về mặt tài chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả, đặc biệt là những hộ gia đình trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi tiêu gia đình, giúp bạn dễ dàng kiểm soát và gia tăng thu nhập chung. 

1. Xác định mục tiêu tài chính

Đầu tiên, bạn hãy xác định rõ mục tiêu tài chính của gia đình mình. Đó có thể là các mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn, hay thậm chí là cả hai. Mục tiêu ngắn hạn sẽ có mốc thời gian từ vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc vài năm. Mục tiêu ngắn hạn có thể là chi tiêu các khoản sinh hoạt phí, đầu tư học vấn cho con cái, du lịch,… Còn đối với mục tiêu dài hạn sẽ mang tính bền vững và lâu dài hơn, chẳng hạn như: mua nhà, bất động sản, cuộc sống đầy đủ, ổn định, hưu trí, hỗ trợ con cháu,… Việc biết rõ mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung và cố gắng hơn trong việc quản lý chi tiêu hàng ngày.

Việc biết rõ mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung và cố gắng hơn trong việc quản lý chi tiêu

Việc biết rõ mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung và cố gắng hơn trong việc quản lý chi tiêu 

2. Xây dựng ngân sách hàng tháng

Tiếp theo, bạn hãy xác định các khoản thu nhập trong gia đình, đồng thời, liệt kê tất cả các khoản chi tiêu cố định hàng tháng và phân loại chúng theo mức độ quan trọng. Chẳng hạn: Phí sinh hoạt là khoản chi tiêu cần được ưu tiên hàng đầu vì nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống của cả gia đình. Đây có thể là các khoản tiền thuê nhà, hoá đơn điện, nước, xăng xe, thực phẩm,… Tiếp đến là phí dự phòng, tiền tích luỹ và cuối cùng là khoản chi tiêu dành cho nhu cầu phát sinh khác. Bạn có thể phân bổ thu nhập theo mức độ ưu tiên và phải đảm bảo rằng cuộc sống của gia đình được cân bằng và ấm no.

Bạn hãy phân bổ thu nhập theo mức độ ưu tiên và phải đảm bảo rằng cuộc sống của gia đình được cân bằng

Bạn hãy phân bổ thu nhập theo mức độ ưu tiên và phải đảm bảo rằng cuộc sống của gia đình được cân bằng

3. Đừng bỏ qua tiết kiệm và đầu tư  

“Tiết kiệm” là một thói quen tốt và cần được phát huy trong quản lý chi tiêu gia đình. Bạn có thể tận dụng các chương trình khuyến mãi, so sánh giá trước khi mua sắm. Đồng thời, hãy xem xét lại các dịch vụ mà gia đình đang sử dụng để tìm kiếm các lựa chọn khác với mức giá tốt hơn. Việc tìm kiếm cách tiết kiệm có thể giúp gia đình bạn tiết kiệm được một khoản đáng kể trong ngân sách hàng tháng.

Ngoài tiết kiệm thì đầu tư cũng là một hình thức hiệu quả trong quản lý chi tiêu gia đình. Không chỉ giúp bạn không hao hụt ngân sách mà còn gia tăng thêm thu nhập. Bên cạnh các khoản thu nhập cố định, gia đình bạn có thể tham gia đầu tư để tạo thêm nguồn tài chính thụ động. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng xây dựng một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc cho gia đình của mình. 

Hiện nay, quỹ đầu tư TNEX được phân phối bởi sàn giao dịch quỹ Fmarket. Fmarket là sàn giao dịch quỹ mở chất lượng hàng đầu được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chứng nhận. Với số vốn tham gia chỉ từ 10.000 đồng nhưng lãi suất có thể lên đến 10.59% phù hợp với đa dạng các khách hàng ở mọi độ tuổi, thậm chí là học sinh và sinh viên. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các thành viên trong gia đình, những người đã có thu nhập đều có thể tham gia đầu tư sinh lời. 

Quỹ đầu tư TNEX được phân phối bởi sàn giao dịch quỹ Fmarket

Quỹ đầu tư TNEX được phân phối bởi sàn giao dịch quỹ Fmarket

4. Giáo dục tài chính 

Giáo dục tài chính cho các thành viên trong gia đình là một điều quan trọng. Bởi vì thông thường các ông bố, bà mẹ đều không muốn con cái của mình phải bận tâm hay suy nghĩ về gánh nặng tài chính. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho giới trẻ hình thành nên tư tưởng sống hưởng thụ, tận hưởng và không cần tiết kiệm như ngày nay. Chính vì thế, hãy giáo dục và bàn luận về tình hình tài chính với con cái cũng như các thành viên trong gia đình một cách tinh tế. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về giá trị của tiền bạc và cách sử dụng nó một cách hợp lý.

Giáo dục tài chính cho các thành viên trong gia đình là một điều quan trọng

Giáo dục tài chính cho các thành viên trong gia đình là một điều quan trọng 

5. Theo dõi và điều chỉnh ngân sách thường xuyên

Ngân sách không phải là một tài liệu cố định mà cần chúng được theo dõi và điều chỉnh thường xuyên. Hãy theo dõi ngân sách chi tiêu của mình mỗi ngày thông qua các hoá đơn thanh toán. Bạn có thể nhờ đến các công cụ hỗ trợ như các app tài chính hay ứng dụng ngân hàng. Chẳng hạn như, ứng dụng ngân hàng số TNEX không chỉ có thể lưu trữ lịch sử các giao dịch trong vòng 30 ngày mà còn có tính năng báo cáo tình hình tài chính và phân tích thói quen tiêu dùng của bạn. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được các khoản chi tiêu trong gia đình một cách chặt chẽ và dễ dàng điều chỉnh theo từng thời điểm.  

Dựa vào biểu đồ báo cáo, bạn có thể điều chỉnh thói quen chi tiêu

Dựa vào biểu đồ báo cáo, bạn có thể điều chỉnh thói quen chi tiêu

Tổng kết 

Có thể thấy, quản lý tài chính hiệu quả là điều vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn cần phải thực hiện nghiêm túc và kỷ luật chính bản thân mình để giúp gia đình tạo nên một nền tảng tài chính vững chắc. Mong rằng những thông tin từ bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những bí quyết hữu ích trong việc quản lý chi tiêu gia đình của mình. 

>>> Xem thêm tại: 15 tuổi có được mở tài khoản ngân hàng? Điều kiện mở tài khoản là gì?

Share This
COMMENTS
Comments are closed