Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may cần thực hành
Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may cần thực hành
Ngành dệt may là một trong những ngành phát triển có tính toàn cầu. Một xu hướng mới sẽ xuất hiện sau ngày 01/01/2005 là khách hàng trên toàn thế giới không chỉ quan tâm đến vấn đề mặc lành, mặc ấm mà vấn đề mặc đẹp và đáp ứng thị hiếu thời trang sẽ được quan tâm hàng đầu. Đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may trong giai đoạn hiện nay phải gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo nên những người lao động có kỹ năng giỏi, có trình độ chuyên môn cao sẽ đáp ứng được đòi hỏi mang tính chất đặc thù của ngành dệt may đó là: sự thay đổi thường xuyên, mẫu mã và chủng loại hàng hóa.
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động phải gắn với việc bồi dưỡng trang bị kỹ năng sống, ý thức chấp hành kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp:Đây là một nội dung quan trọng đặt ra cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2010. Góp phần giải quyết vấn đề biến động lao động tại các doanh nghiệp dệt may, hình thành nên lực lượng lao động hùng hậu phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát triển hệ thống đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may theo hướng xã hội hóa:Cho phép và tạo điều kiện để nhiều thành phần kinh tế, tham gia đầu tưvào hoạt động đào tạo nghề như: mở các trung tâm đào tạo tại các doanh nghiệplớn, mở các trường đào tạo tư nhân, cổ phần, liên doanh với quy mô lớn kể cả các trường có vốn đầu tư nước ngoài.
Phát triển ngành dệt may cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may đông về số lượng, có chất lượng cao một mặt nâng cao hàm lượng chất xám trong giá trị sản phẩm dệt may, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, góp phần tìm kiếm mở rộng thêm thị trường, chiếm lĩnh thị phần ở các thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đa dạng như: thị trường Nhật, EU (các nước Bắc Âu) và thị trường Mỹ.